Tin mới nhất

Google Tag Manager: Khái niệm, phân loại thẻ, tác dụng và vai trò của GTM đối với người làm Marketing (GTM-01)

Google Tag Manager là một trong những nền tảng Tag Manager System (TMS) phổ biến nhất, do có tính ứng dụng cao trong các doanh nghiệp để quản trị marketing hiệu quả. Mỗi tài khoản Google Tag Manager chứa 1 mã theo dõi cụ thể, có cấu trúc là GTM-XXXXXXX, sẽ chứa nhiều thẻ (Tag) khác nhau từ các nguồn dữ liệu khác nhau.
Nếu không dùng Google Tag Manager, các nhà quản trị Marketing có thể thiết lập một số hệ thống Quản lý thẻ khác như Amazone Tag Manager, Adobe Tag Manager.

Google Tag Manager là gì?

Dưới góc nhìn của một nhà quản trị marketing, Google Tag Manager (hay còn gọi Trình Quản lý Thẻ Google) là một công cụ theo dõi hoạt động người dùng trên website, ứng dụng, giúp toàn cảnh về người dùng, từ đó có thể đề xuất các giải pháp marketing dựa trên dữ liệu được ghi nhận từ các thẻ.
Dưới góc nhìn kỹ thuật, Google Tag Manager là một đoạn mã Javascripts được gắn ở phần Header và đầu đoạn Body của website, chứa 1 mã nhận dạng cụ thể là GTM-XXXXXXX.
Đoạn mã để thêm vào web như sau:

<!-- Google Tag Manager -->
<script>(function(w,d,s,l,i){w[l]=w[l]||[];w[l].push({'gtm.start':
new Date().getTime(),event:'gtm.js'});var f=d.getElementsByTagName(s)[0],
j=d.createElement(s),dl=l!='dataLayer'?'&l='+l:'';j.async=true;j.src=
'https://www.googletagmanager.com/gtm.js?id='+i+dl;f.parentNode.insertBefore(j,f);
})(window,document,'script','dataLayer','GTM-XXXXXXX');</script>
<!-- End Google Tag Manager -->

____________________

<!-- Google Tag Manager (noscript) -->
<noscript><iframe src="https://www.googletagmanager.com/ns.html?id=GTM-XXXXXX"
height="0" width="0" style="display:none;visibility:hidden"></iframe></noscript>
<!-- End Google Tag Manager (noscript) -->

Bối cảnh trước khi có sự xuất hiện của Google Tag Manager

Các nhà quản trị marketing phải thiết lập nhiều thẻ theo dõi khác nhau như Facebook Pixel, Google Ads Tracking, Google Analytics, Google Remarketing, Facebook Remarketing, thẻ tối ưu chuyển đổi (Google Optimize, Hotjar, Crazy Egg)… Việc này đòi hỏi phải có sự phối hợp giữa đội ngũ marketing và đội ngũ IT hỗ trợ. Để giải quyết nhu cầu thêm, bớt các mã một cách linh hoạt thì Google đã tạo ra công cụ nhằm tối ưu cài đặt với tên gọi Google Tag Manager (2012).

Các thành phần cơ bản của Tag Manager

Cơ chế thiết lập của Google Tag Manager bao gồm:
– Thẻ (Tag): Quy định nguồn theo dõi dữ liệu
– Trình kích hoạt (Trigger): Các điều khoản để Thẻ được hoạt động và bắt đầu ghi nhận dữ liệu
– Biến (Variables): Là các trường thông tin được theo dõi, được gán theo Thẻ

Điều kiện kích hoạt là một quy tắc xác định thời điểm kích hoạt một thẻ cụ thể. Điều kiện kích hoạt theo dõi một số sự kiện nhất định, chẳng hạn như sự kiện nhấp, gửi biểu mẫu hoặc tải trang. Khi phát hiện thấy một sự kiện khớp với định nghĩa của điều kiện kích hoạt, mọi thẻ tham chiếu đến điều kiện kích hoạt đó sẽ kích hoạt.


Nguồn: Google

Cách kiểm tra Google Tag Manager đã được tích hợp trên website

Theo khái niệm của Google về Tag Assistant – Công cụ theo dõi tình trạng tích hợp các thẻ trên website:

Tag Assistant là một tiện ích của Google Chrome, giúp bạn chẩn đoán và khắc phục những vấn đề xảy ra với Trình quản lý thẻ của Google và phương pháp triển khai thẻ Google. Khi sử dụng Tag Assistant, bạn có thể xác minh rằng thẻ Google đang kích hoạt đúng cách và dữ liệu mà thẻ đang gửi là chính xác. Việc này có thể giúp bạn xác định các vấn đề như thẻ bị thiếu hoặc trùng lặp, cấu hình thẻ không chính xác và sự khác biệt về dữ liệu.

https://chromewebstore.google.com/detail/deprecated-tag-assistant/kejbdjndbnbjgmefkgdddjlbokphdefk?hl=vi

Tải công cụ tiện ích Tag Assistant để xem website bạn đã cái thẻ thành công chưa.

Các tình trạng xảy ra khi bạn kiểm tra website đối với thẻ đã cài đặt như sau:

Tác dụng của Tag Manager

Google Tag Manager cung cấp các dữ liệu về người dùng thông qua việc truy vết cookies và theo dõi hành vi tương tác trên trang của website.

Một số ví dụ lợi ích thu thập dữ liệu từ Google Tag Manager:

  • Theo dõi lượt xem trang trên trang web của bạn,
  • Theo dõi số lần nhấp chuột vào nút/liên kết (đăng ký nhận bản tin, điền vào biểu mẫu, liên kết bên ngoài, liên kết nội bộ),
  • Theo dõi chuyển đổi (thực hiện mua hàng),
  • Thu thập thông tin về thiết bị và trình duyệt của người dùng,
  • Thu thập thông tin về hành vi của người dùng (ví dụ: kiểu cuộn của người dùng), v.v.

Các loại thẻ (Tag) thường dùng trong Marketing

Cách thức hoạt động của các thẻ

Các thẻ (Tag) được thiết lập trong

Thẻ thu thập các hành động được thực hiện trên trang web, chẳng hạn như trang nào đã được xem cũng như dữ liệu người dùng như trình duyệt web hoặc cách người dùng điều hướng đến trang web.

Về bản chất, dữ liệu được thu thập có thể được tóm tắt ngắn gọn thành 03 loại khác nhau:

Khi thẻ được tải, thẻ sẽ yêu cầu trình duyệt kết nối với máy chủ bên thứ ba cụ thể và gửi dữ liệu đến đó. Quá trình này trông giống như thế này:

Trình duyệt web của người dùng yêu cầu một trang từ máy chủ.
Máy chủ của trang web sẽ gửi nội dung trang tới trình duyệt. Điều này bao gồm mã cho thẻ của bên thứ ba.
Trình duyệt thực thi mã này, thu thập dữ liệu theo mã của thẻ.
Dữ liệu được gửi đến máy chủ thu thập dữ liệu của bên thứ ba.
Khi dữ liệu được lưu trữ trên máy chủ thu thập, nó có thể được sử dụng để báo cáo về hoạt động của người dùng.

Trả lời